38 Nguyễn Thị Thập, P. Bình Thuận, Quận 7, TpHCM
0907 456 887

KIỂM TRA BUGI

Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng từ quá trình vận hành của xe sẽ thấy xe đề khó nổ, taplo báo sáng đèn Check Engine, động cơ yếu, xe chạy càng ngày càng hao xăng hơn bình thường. Tuy nhiên, đó chỉ là những dấu hiệu nhận biết ban đầu, để kiểm chứng chắc chắn hơn liệu bugi ô tô có bị hỏng không, chủ xe cần tháo và kiểm tra các vấn đề và tình trạng mà bộ phận này đang gặp phải.

Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng bằng màu sắc và kiểm chứng dấu hiệu

1. Bugi ô tô bao lâu phải thay một lần?

Trước khi đi đến với các cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thời gian khuyến cáo cần kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng bugi ô tô.

Bugi ô tô được khuyến cáo là cần thay mới sau khoảng 40.000 - 100.000 km chạy. Và cần được kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên, thực tế, thời gian thay mới bugi ô tô còn phụ thuộc vào từng loại bugi, mức độ hoạt động, điều kiện vận hành và chế độ bảo dưỡng có được thực hiện đúng định kỳ hay không.

Vậy để biết khi nào bugi ô tô cần phải thay mới đòi hỏi chủ xe cần quan sát và thường xuyên kiểm tra để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo về “sức khỏe” của bugi ô tô.

2. Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng

Ngoài màu sắc thì khi bugi ô tô bị hỏng sẽ biểu hiện những dấu hiệu sau đây:

2.1. Xe ô tô bị hao xăng

Khi bugi gặp trục trặc, hệ thống điều khiển động cơ ECM sẽ không thể kiểm soát được cường độ tia lửa do không kiểm soát được hàm lượng oxy đốt cháy. Khiến mức nhiên liệu bị đốt cháy nhiều hơn và làm tiêu hao nhiều nhiên liệu.

2.2. Xe đề khó nổ hoặc không nổ

Thông thường, khi đề xe với tình trạng động cơ bị lạnh và có nước đọng lại ở xi lanh, ECM thường phải bổ sung thêm nhiên liệu để đốt cháy và giải phóng hoàn toàn phần nước bị đọng này, như vậy thì bugi mới có thể đánh lửa chính xác theo lệnh đề của người lái.

Do vậy, điều này khiến bugi bị mòn và trục trặc sẽ càng khó đánh lửa, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xe đề khó nổ hoặc không thể đề nổ.

Tuy nhiên, ở nhiều ngược lại, tình trạng này cũng có thể gây ra hiện tượng xe bị vọt đột ngột do động cơ không phản ứng chính xác với thời điểm đề xe.

2.3. Động cơ yếu

Khi bugi bị lỗi, hỏng hoặc bị yếu, tia lửa điện tạo ra không đủ mạnh để kích hoạt động cơ và khiến cho động cơ hoạt động có vẻ yếu hơn bình thường.

2.4. Động cơ rung nhiều ở chế độ nghỉ

Đây là hiện tượng xe bị rần máy (Rough Idle). Garanti hoạt động không đều và có tiếng kêu lạ là dấu hiệu cho thấy bugi đang gặp vấn đề.

2.5. Xe báo đèn Check Engine

Khi động cơ hoặc các bộ phận thuộc động cơ ô tô gặp trục trặc, đèn Check Engine sẽ báo sáng để cảnh tới cho người lái. Và đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bugi xe đang có vấn đề.

Khi thấy xe xuất hiện những dấu hiệu trên, chủ xe có thể tự kiểm tra bugi để xác định rõ lại vấn đề, thực tế thì chúng bị hỏng ở bộ phận nào và có nghiêm trọng hay không.

Ngoài ra, tình trạng “sức khỏe” của bugi ô tô còn có thể được nhận biết thông qua màu sắc của đầu điện cực ô tô.

2.6. Bugi màu đỏ gạch hoặc nâu vàng

Bugi có màu đỏ gạch hoặc nâu vàng là tình trạng cho thấy bugi ô tô đang hoạt động tốt và ổn định. Đây là dấu hiệu cho thấy mức nhiên liệu động cơ ô tô được hòa trộn với tỷ lệ thích hợp, hệ thống đánh lửa hoạt động tốt và bugi hoạt động đúng dải nhiệt độ.

2.7. Bugi có màu đen

Với trường hợp bugi ô tô có màu đen sẽ chia làm hai trường hợp:

Trường hợp bugi có màu đen và khô bám trên bề mặt sứ của bugi:

Đây là dấu hiệu cho thấy chủ xe cần chú ý tình trạng vận hành và sử dụng của xe. Có hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến dấu hiệu này. Thứ nhất, có thể động cơ đang hoạt động ở mức giàu nhiên liệu. Thứ hai, có thể do nhiên liệu trong động cơ xe không được đốt hết do lọc gió bị bẩn, nghẹt.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như ruột dây bugi bị hết hạn sử dụng, pít tông bị mòn hoặc chế hòa khí bị hỏng.

Bên cạnh đó, nếu phát hiện xe khi chạy xuất hiện khói đen thoát ra từ ống xả thì khả năng cao là do nguyên nhân thứ nhất, xe đang trong tình trạng giàu nhiên liệu. Trong trường hợp này, chủ xe cần chú ý vệ sinh bộ lọc gió thường xuyên, đồng thời cần điều chỉnh bugi lại cho phù hợp với bộ hòa khí.

Trường hợp bugi có màu đen và bị ướt:

Ngược lại với trường hợp trên, bugi có màu đen nhưng vỏ sứ lại bị ướt thì nguyên nhân có thể do dầu đã bị lọt vào xi lanh, khi bị đốt sẽ tạo nên lớp muội than đen bám trên lớp vở sứ. Với trường hợp này, chủ xe cần kiểm tra thành xi lanh và xéc măng có hiện tượng bị gãy hay lắp sai vị trí hay không. Phát hiện xảy ra lỗi/ hỏng hóc, chủ xe cần khắc phục ngay tránh tình trạng diễn biến xấu thêm.

2.8. Bugi có màu trắng

Bugi có màu trắng là dấu hiệu của việc động cơ bị hoạt động quá nhiệt. Sử dụng bugi không phù hợp, thời gian động cơ đánh lửa chưa tối ưu hoặc hệ thống làm mát của động cơ gặp trục trặc, xe bị thiếu xăng… có thể là những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng bằng màu sắc chỉ là những dự đoán ban đầu, để xác định chính xác nguyên nhân hỏng hóc, quý khách cần tháo bugi để kiểm tra kỹ càng hơn.

2.9. Khoảng cách khe hở bugi lớn

Khoảng cách khe hở bugi cho phép nằm trong khoảng 7 - 12mm. Nếu kiểm tra phát hiện khe hở bugi lớn thì chứng tỏ bugi đã bị mòn nhiều. Khi này, chủ xe cần thay mới để đảm bảo động cơ xe hoạt động bình thường.

2.10. Các cực âm bugi bị mòn, các góc bo tròn bị mòn

Cực âm bình thường sẽ có các góc cạnh nhọn và vuông để thực hiện đánh lửa. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các góc nhọn này sẽ bị mài mòn, dần bị bo tròn lại và khả năng đánh lửa sẽ càng kém.

2.11. Vỏ sứ bugi bị vỡ

Quá trình tháo lắp sai cách có thể khiến vỏ sử bugi bị vỡ. Khi này, chỉ có cách duy nhất là thay mới.

2.12. Bugi bị gỉ sét

Việc không vệ sinh định kỳ bugi ô tô sẽ khiến bộ phận này bị gỉ sét do bị đóng cặn lâu ngày. Bugi khi bị gỉ sét khả năng đánh lửa sẽ kém đi, đánh lửa muộn, công suất động cơ bị giảm và có thể gây tình trạng xe đề khó nổ.

2.13. Bugi bị chảy

Bugi bị chảy có thể được chia làm hai trường hợp tương ứng với hai tình trạng hay dấu hiệu khác nhau:

Bugi bị chảy cực trung tâm: Bugi bị chảy cực trung tâm là dấu hiệu của hiện tượng bugi bị quá nhiệt. Nguyên nhân của hiện tượng này tương tự như tình trạng bugi có màu trắng.

Bugi bị chảy ở hai cực (cực trung tâm và cực tiếp đất) đồng thời có chất lạ bám lên trên thì nguyên nhân là do bugi đánh lửa quá nhiệt. Nguyên nhân có thể do chất liệu nhiên liệu kém, bô bin có vấn đề hoặc do chất cháy đóng nhiều cặn trong buồng đốt…

Trường hợp này, quý khách cần đem xe đi sửa chữa ngay vì nếu không bugi sẽ mất khả năng đánh lửa và làm giảm công suất động cơ, lâu dần có thể khiến hỏng động cơ ô tô.

Bên cạnh đó, trước khi thay mới, cần kiểm tra và rà soát một lượt các chi tiết và bộ phận khác xem có hỏng hóc nào khác nữa hoặc nguyên nhân xuất phát từ đâu để khắc phục tận gốc vấn đề. Tránh tiếp tục tái diễn.

Ngoài ra, quý khách có thể nhìn vào đầu bugi ô tô để dự đoán tình trạng của bộ phận này:

Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng qua tình trạng đầu bugiCách nhận biết bugi ô tô bị hỏng qua tình trạng đầu bugi

3. Thay bugi ô tô giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường, giá bugi ô tô (mua rời) rơi vào khoảng từ 80.000 - 250.000 VNĐ/ 1 con. Giá cả của bugi ô tô còn phụ thuộc vào chất lượng, thương hiệu của từng sản phẩm.

4. Kết luận

Bugi ô tô là một bộ phận quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình đánh lửa để khởi động động cơ ô tô. Do vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu hay kiểm tra thấy hiện tượng hỏng hóc nào, chủ xe cần đưa xe đến các Garage sửa chữa uy tín để được kỹ thuật viên khắc phục vấn đề sớm nhất có thể.

Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng khá đơn giản, phần lớn các dấu hiệu hỏng hóc thường liên quan trực tiếp đến khả năng khởi động và hoạt động của động cơ ô tô. Bên cạnh đó, khi tháo bugi để kiểm tra, ta có thể nhìn vào màu sắc và tình trạng của đầu bugi để “bắt bệnh” cho bộ phận này.

LIÊN HỆ NGAY HÂN GIA AUTO:

1. Truy cập website: voxehangia.com

2. Truy cập Fanpage: facebook.com/VoXeHanGia

3. Đặt lịch qua zalo: 0907456887

4. Đến trực tiếp tại địa chỉ: 38 Nguyễn Thị Thập, Phường Bình Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh